Bệnh đậu gà – Nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị dứt điểm

Bệnh đậu gà là một trong số những bệnh thường gặp làm chết gà rải rác chỉ trong một thời gian ngắn. Điều này vô tình ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của những nhà chăn nuôi. Trong bài viết này, hãy cùng đá gà sv388 tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị dứt điểm, giảm thiểu thiệt hại. 

Bệnh đậu gà là gì?

Mặc dù là bệnh thường gặp, nhưng không phải người chăn nuôi nào cũng biết về bệnh đậu gà. Do biểu hiện của chúng có thể gây nhầm lẫn với những bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh này do một loại virus gây ra, khiến da gà nổi những nốt trông như hạt đậu. Bệnh gây tăng sinh và thoái hóa lớp biểu bì ở những vùng da không lông của gà như: miệng, hầu, thực quản. 

bệnh đậu gà
Biểu hiện của bệnh đậu gà

Nếu không biết cách điều trị sớm, bệnh chuyển biến xấu gây mù mắt, tiêu chảy, gà chậm phát triển và có thể tử vong.

Theo thống kê, bệnh đậu chiếm 95% trong tổng số những bệnh thường gặp ở gà. Trong đó tỷ lệ chết do bệnh chiếm khoảng từ 2-3%. Những chú gà bị bệnh đậu, sức khỏe giảm sút, không mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi.

Triệu chứng bệnh đậu gà

Thông thường, thời gian ủ bệnh đậu gà là trong khoảng từ 4-10 ngày. Trong thời gian này, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách khả năng sống sót sẽ rất cao. Có 3 thể bệnh, mỗi thể bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau, bao gồm: 

Thể bệnh ngoài da

Bệnh đậu gà thể ngoài da là biểu hiện ban đầu mà mỗi người chăn nuôi cần biết. Thể này xuất hiện ở cả gà trưởng thành và gà con với khởi phát bệnh là những hạt đậu nhỏ xuất hiện ở những vùng như: miệng, mắt, mào, mũi,…Điều này khiến cho gà bị khuất tầm nhìn, khó lấy thức ăn và nước uống. 

Ban đầu các nốt sần nhỏ hình thành mụn nước màu trắng, sau đó to dần và đổi sang màu xám nhạt. Trường hợp bình thường, các nút đậu sẽ vỡ ra, đóng vảy và tạo thành seo. Nếu không vệ sinh, điều trị đúng cách quá trình viêm nhiễm kéo dài dẫn đến hoại tử ở da khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Xem thêm >>> Bệnh cầu trùng ở gà là gì

Thể ướt ở gà con 

Thể ướt hay còn gọi là thể niêm mạc thường xảy ra chủ yếu ở gà con khi chúng được khoảng 3-4 tuần tuổi. Mặc dù ít gặp hơn nhưng khi gà mắc bệnh ở thể ướt sẽ nặng hơn do có thêm vi khuẩn kế phát. Xuất hiện lớp màng giả ở niêm mạc, vòm họng, hầu, khí quản,..gây khó thở, mờ mắt, ngạt mũi.

Nhiều trường hợp gây sốt và ủ rũ, gà bỏ ăn uống, chậm phát triển. Thậm chí chết hàng loạt chỉ sau thời gian ngắn. 

bệnh đậu gà
Thể bệnh ướt ở gà con

Thể hỗn hợp

Thể bệnh này tích hợp ở cả ngoài da và vùng niêm mạc. Với những triệu chứng ban đầu như xuất hiện nốt đậu ở các vùng không lông, tạo lớp màng giả bao bọc niêm mạc. Thể bệnh hỗn hợp thường gặp ở gà con trong giai đoạn phát triển từ 3-4 tuần. 

Nếu điều kiện chăm sóc không đúng cách thì tỷ lệ gà chết có thể lên đến 3%, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người chăn nuôi. 

Xem thêm : Dấu hiệu bệnh gumboro ở gà hiện nay

Cách thức chẩn đoán bệnh đậu gà 

Cách thức chẩn đoán bệnh đậu gà chủ yếu dựa vào triệu chứng và bệnh tích điển hình như: Có mụn đậu xuất hiện với màu xám hay xám đỏ. Vùng da không lông trở nên sần sùi, nốt đậu mềm, có mủ, khi vỡ ra để lại sẹo. 

Ngoài ra, người ta cũng có thể lấy mẫu từ những vùng da bị tổn thương do bệnh đậu để tiến hành phân tích chuẩn đoán bệnh.

Điều trị và phòng bệnh

Việc phát hiện sớm các triệu chứng do bệnh đậu gà sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế thiệt hại cho người nuôi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh đậu gà. Các biện pháp điều trị chủ yếu là cho uống  Amoxivet 50% Powder, liệu lượng  25mg/kg để đề phòng phụ nhiễm. 

Điều trị bệnh đậu gà 

Với những trường hợp nhẹ, các nốt đậu xuất hiện ngoài ra, chưa lan rộng, bạn có thể sử dụng những loại thuốc sát trùng bôi ngoài da như: CuSO4 5%, oxy già,….Cắt bỏ nốt đậu và bôi thuốc  xanh Methylen 1 – 2 lần/ngày với trường hợp mụn mọc dày, thành chùm. Thông thường, nếu kiên trì chỉ sau 3-4 ngày mụn sẽ tự khô mà không cần uống thuốc.

Trường hợp bệnh ở thể niêm mạc, bạn hãy cẩn thận làm sạch lớp màng giả ở miệng, mắt,…của gà. Sau đó bôi thuốc sát trùng với nồng độ nhẹ hoặc dùng thuốc nhỏ mắt để bệnh nhanh khỏi. 

Biện pháp phòng bệnh đậu ở gà 

Ngoài tìm hiểu phương pháp điều trị thì việc phòng ngừa cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn phòng bệnh đậu ở gà tốt nhất:

bệnh đậu gà
Tiêm chủng định kỳ phòng bệnh đậu ở gà
  • Tiêm chủng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để phòng bệnh đậu cho đàn gà.
  • Chuồng trại chăn nuôi phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc.
  • Cho gà ăn đủ chất, khoa học, nhiều rau xanh để đề phòng bệnh tốt nhất.
  • Vào mùa đông nên che chắn kín gió để hạn chế bệnh cho gà.
  • Khi phát hiện gà bị bệnh nên tách đàn để tránh lây nhiễm bệnh diện rộng.

Kết luận

Trên đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh đậu gà và những biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Bệnh đậu gà tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện sớm thì gà có thể tử vong hàng loạt, gây thiệt hại lớn.  Hy vọng bạn đọc đã kịp ghi nhớ và lưu lại kiến thức và tin tức đá gà để phương án chăn nuôi tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *