Bệnh cầu trùng ở gà? Cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Bệnh cầu trùng ở gà chọi là căn bệnh khó tránh khỏi, nhất là với gà nuôi công nghiệp hoặc gà nuôi trong chuồng nền. Dù không có tỷ lệ chết cao nhưng bệnh này khiến gà chậm lớn và cực kỳ tốn kém khi chữa trị. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh, hãy cùng sv388 đá gà tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan về bệnh cầu trùng ở gà chọi 

Bệnh cầu trùng (tên khoa học: Coccidiosis avium) là một bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm ở gà. Căn bệnh này phổ biến ở gà 2 – 8 tháng tuổi trong thời tiết ẩm ướt. 

bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng tuy không gây chết cao nhưng cực kỳ khó điều trị

Theo số liệu thống kê, bệnh cầu trùng không có tỷ lệ chết cao như những bệnh khác, chỉ ở mức 5 – 15%. Tuy nhiên, đây là căn bệnh lây lan rất nhanh, rất khó điều trị dứt điểm. Khi đã mắc cầu trùng, gà có sức đề kháng rất yếu nên dễ mắc những bệnh truyền nhiễm khác như tụ huyết trùng, Gumboro…

Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà chọi 

Căn bệnh này do loại ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra. Hiện nay có đến 9 loại cầu trùng có thể ký sinh gây ra bệnh trên đường tiêu hóa của gà. Thông thường, người ta sẽ dựa vào nơi cư trú mà xác định là loại Eimeria nào gây ra bệnh. 

Trong tất cả 9 loại này thì Eimeria Tenella ký sinh ở manh tràng và Eimeria Necatrix ký sinh trong ruột non là nguy hiểm nhất. Ký sinh trùng Eimeria có vòng đời cực kỳ phức tạp, nếu sống trong ruột chúng có thể gây hoại tử ruột gà. 

Đường lây truyền

Căn bệnh này chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa. Gà mắc bệnh cầu trùng dù đã khỏi nhưng vẫn mang theo ký sinh trùng thải ra bào tử trong phân nên rất dễ lây lan trong đàn. Gà khỏe mạnh nếu ăn phải noãn nang trong nước uống, thức ăn, phân… sẽ nhiễm bệnh. 

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cầu trùng ở gà chọi là côn trùng, động vật gặm nhấm và chim chóc trong trang trại. Chúng có thể mang ký sinh trùng gây ra bệnh đi khắp nơi và lây lan cho đàn gà. 

Ngoài ra, điều kiện vệ sinh chuồng trại không đảm bảo, thường xuyên ẩm ướt, bãi chăn thả ô nhiễm, không có biện pháp sinh học an toàn thì sẽ khiến bệnh lây lan nhanh và tồn tại trong thời gian dài. 

bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà chọi rất dễ lây lan trong môi trường chuồng trại

Triệu chứng bệnh cầu trùng

Gà dễ mắc bệnh nhất là trong giai đoạn 2 – 3 tuần tuổi với biểu hiện là lông xù, bỏ ăn, khát nước và dáng đi liêu xiêu. Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà triệu chứng của chúng có thể sẽ khác nhau. 

  • Thể cấp tính: Gà rụt cổ, bỏ ăn, uống nước nhiều, đi phân có bọt bàng hoặc hơi trắng rồi chuyển sang có máu, gà có thể bị liệt chân hoặc cánh do mất máu nhiều rồi chết sau 2 – 7 ngày nhiễm bệnh.
  • Thể mãn tính: Bệnh cầu trùng ở gà chọi thường xuất hiện sau 90 ngày tuổi. Chúng kém ăn, không tiêu được nên ỉa chảy, phân có lẫn máu, gà xù lông, ốm yếu, chân như bị liệt, niêm mạc gà hư hại nặng, khả năng phục hồi kém. 
  • Thể mang trùng: Ở gà lớn và gà đẻ thì căn bệnh này như thể ẩn bệnh. Chúng vẫn ăn uống bình thường nhưng dễ ỉa chảy, phân sáp, tỷ lệ trúng giảm 15 – 20% không rõ nguyên nhân. 

Xem thêm : Cách trị dứt điểm bệnh đậu gà

Phương pháp trị bệnh cầu trùng ở gà chọi 

Hiện nay, các bác sĩ thú ý thường dùng một số loại kháng sinh để trị bệnh cầu trùng như Sulphaquinoxolone, Amprolium, Toltrazuril, Tetracyclin, Diclazuril, Coxzuril… Ngoài ra, gà mắc bệnh cần phải tuân thủ những nguyên tắc điều trị dưới đây. 

  • Chỉ dùng 1 loại thuốc trong cùng một thời điểm, không được phối hợp nhiều loại. 
  • Tùy theo lứa gà và giai đoạn mà thay đổi thuốc cho phù hợp. 
  • Hạn chế dùng nhiều thuốc có cùng cơ chế tác động. 
  • Theo các chuyên gia thì dùng thuốc theo liệu trình 3 – 3 – 3, 5 – 5 – 5 hoặc 7 ngày liên tục là cách tốt nhất. 
  • Những con gà bị bệnh nên được tách riêng gà để chăm sóc và sát trùng chuồng liên tục trong thời gian có bệnh. 
  • Việc quan trọng nhất khi điều trị bệnh cầu trùng ở gà chọi là phải cầm máu. Vì thế, bạn nên bổ sung thêm vitamin K kịp thời cùng với các chất điện giải, vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng, giúp đàn gà mau khỏi bệnh. 

Phòng bệnh cầu trùng ở gà bằng cách nào?

Hiện nay, người ta có rất nhiều cách để phòng bệnh cầu trùng ở gà chọi. Trong đó, những phương pháp được yêu thích nhất là thuốc, vaccine và vệ sinh thú y. 

  • Phòng bệnh bằng thuốc: Bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh trộn vào trong thức ăn để phòng bệnh như Amprolium, Chlortetracyclin, Clopidol…
  • Phòng bệnh thông qua vaccine: Để tiết kiệm chi phí và hạn chế khả năng mắc bệnh, bạn nên cho gà tiêm vaccine theo khuyến cáo của chuyên gia. 
  • Vệ sinh thú y để phòng bệnh: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đến từ vấn đề vệ sinh trong chuồng trại. Vì thế, môi trường chăn nuôi cần phải được xử lý thật kỹ, hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng. Chuồng trại nên có chất độn chuồng để hút ẩm, tiêu độc khử trùng thường xuyên…
bệnh cầu trùng ở gà
Người nuôi có thể vệ sinh chuồng trại, dùng kháng sinh và vaccine phòng bệnh

Một số lưu ý về bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm

  • Chẩn đoán bệnh cầu trùng cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm phân và kiểm tra bệnh tích.
  • Việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để tránh tình trạng nhờn thuốc.
  • Phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra.

Kết luận

Bệnh cầu trùng ở gà chọi là căn bệnh rất khó điều trị và khiến gà mệt mỏi, mất sức. Căn bệnh này không gây tử vong cao nhưng rất dễ lây lan trong đàn, tốn kém chi phí. Hy vọng những kiến thức từ tin tức đá gà về căn bệnh trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi chăn nuôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *